Nhà phân phối xe đạp lớn nhất miền bắc

Bán lẻ, rẻ như bán buôn

(Giá bán hàng trực tiếp từ kho)

Hotline/Zalo/Viber: 0909.62.1982

Tin mới

Những điều cần tránh khi đi xe đạp thể thao
2020-07-08
Những người mới đi xe đạp thể thao thường mắc phải một số sai lầm về kỹ thuật cũng như cách đi. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Những người mới đi xe đạp thể thao thường mắc phải một số sai lầm về kỹ thuật cũng như cách đi. Đây là môn thể thao không khó nhưng đòi hỏi người chơi cần nắm được những nguyên tắc cơ bản để việc luyện tập được hiệu quả và an toàn.

Đi xe đạp thể thao đã và đang ngày càng phổ biến ở tất cả mọi nơi, mọi lứa tuổi. Nhưng không phải ai cũng là dân chuyên nghiệp. Người ta đi xe đạp đơn giản vì đây là giải pháp thể dục rèn luyện sức khỏe rất tốt. Nhưng để việc luyện tập đó thực sự đem lại hiệu quả như ý muốn, nhất là không phạm phải những sai lầm không đáng có thì bạn cần tránh những điều sau:

Tránh can thiệp kỹ thuật của xe đạp thể thao trước khi đi

Nhiều người cứ mua xe là sử dụng luôn mà không để ý đến việc phải căn chỉnh lại chiều cao và một số chi tiết cho chiếc xe phù hợp nhất với mình. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc điều khiển xe sau này. Do đó, bạn nên mua xe ở một địa chỉ uy tín và chuyên nghiệp, họ sẽ giúp bạn về vấn đề kỹ thuật này:

Yên xe

Yên xe tránh để quá thấp hoặc điều chỉnh lên quá cao. Khi mua xe hãy thử để xem khoảng cách yên xe như vậy đã hợp lý chưa để căn chỉnh lại. Chiều cao yên xe không phù hợp có thể ảnh hưởng đến dáng ngồi, thậm chí gây chấn thương. Độ cao phù hợp phải là khi ngồi lên yên xe, đầu gối của bạn sẽ hơi cong khi bàn chân ở dưới cùng của vòng quay bàn đạp

Tầm với đến ghi đông

Yếu tố này dễ căn chỉnh hơn. Bạn chỉ cần theo nguyên tắc, khoảng cách tầm với hợp lý là cánh tay và thân người của bạn phải tạo một góc 45 độ so với xe đạp. Đây là tư thế đúng chuẩn của người đi xe đạp thể thao chuyên nghiệp.

Bánh xe

Đừng để đến khi nào bánh xe xịt lốp, thủng méo xệch mới dắt đi sửa. Mà hãy vệ sinh cặp bánh thường xuyên, loại bỏ những vật có dính bên ngoài có thể làm thủng, trầy xước đến lốp xe.

Bộ chuyển động

Quan trọng nhất chính là líp xe. Với những chiếc xe đạp thể thao cao cấp, líp nhiều tầng thì càng cần phải để ý thường xuyên đến chúng. Líp là bộ phận tương đối nhạy cảm, hãy nhớ là phải giữ chúng được sạch sẽ, trơn tru để đảm bảo chiếc xe của bạn lăn bánh thuận lợi mọi lúc mọi nơi.

Phanh xe đạp

Vô cùng thiếu sót nếu như bạn bỏ qua bộ phận này. Trước mỗi hành trình đi xe đạp thể thao, dù luyện tập ngắn hay phượt đường dài, hãy kiểm tra trước tiên là hệ thống phanh. Đây là bộ phận đảm bảo độ an toàn của người điều khiển xe đạp.

nhung-dieu-can-tranh-khi-di-xe-dap-the-thao1

Đi xe đạp thể thao bạn cần căn chỉnh một chút về kỹ thuật để có tư thế ngồi đúng

Cần thương xuyên bảo dưỡng xe định kỳ

“Của bền tại người”. Một chiếc xe muốn bền đẹp, sử dụng lâu dài thì phải bảo dưỡng định kỳ, giúp chiếc xe hoạt động trơn tru. Có như  thế xe mới luôn được mới, đảm bảo tránh được những sự cố có thể xảy ra.

Trong khi đó, nhiều người đi xe đạp thể thao có thói quen là cứ khi nào xe hỏng thì mới sửa, hỏng đâu sửa đó. Điều này không nên. Bảo dưỡng không chỉ giúp xe hoạt động tốt hơn, tránh hư hỏng mà còn đảm bảo an toàn cho người đi xe.

Không chọn đúng size quần áo khi đi xe đạp thể thao

Tại sao những người đi xe đạp thể thao thường xuyên và hướng đến chuyên nghiệp luôn sắm cho mình những bộ quần áo chuyên dùng cho đi xe đạp? Đơn giản vì chúng thực sự phù hợp, có thể hỗ trợ tốt nhất cho người đi xe.

Nếu bạn mặc quần áo không phù hợp, quá chật chội, không thấm hút mồ hôi. Chắc chắn bạn sẽ không thoải mái, quá trình đạp xe nhanh mệt và không đạt được hiệu quả như ý muốn.

Không kiên trì khi tập đi xe đạp thể thao

Mục đích đi xe đạp thể thao của bạn là gì? Giải trí, thể dục, giảm cân? Tất cả đều phải tuân thủ theo nguyên tắc tăng dần. Ban đầu là đi nhẹ nhàng, từ từ, tăng dần tốc độ về sau và giảm dần rồi dừng lại. Thời gian tập cũng tăng dần chứ không được cố sức quá nhanh.

Đó là điều tối quan trọng đối với những người muốn luyện tập hiệu quả bằng đi xe đạp thể thao. Tránh việc nóng vội, tập quá sức gây mất sức, căng cơ, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đi trong thời gian vừa phải, hợp lý, vừa với sức của mình.

Đi xe đạp thể thao cần tránh luyện tập quá sức

Cần tinh tế lựa chọn khung thời gian phù hợp

Bạn có phải người thích đi xe đạp thể thao một cách tùy hứng? Muốn đi lúc nào thì đi lúc đó bất kể trời sáng hay tối, mưa hay nắng? Điều đó thực sự không nên. Bạn hãy chọn thời điểm thích hợp, buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, thời tiết mát mẻ. Nguyên tắc là lúc không gian có đủ ánh sáng. Điều này giúp bạn dễ quan sát khi đi đường và phương tiện khác cũng nhìn thấy bạn để né tránh.

Cũng nên thay đổi địa điểm thường xuyên để tạo cho mình cảm giác không bị nhàm chán khi đạp xe mỗi ngày. Tập đi lên dốc, đi những đoạn đường khó một chút để thử cảm giác mới…

Bên cạnh đó, đừng quên nạp năng lượng trước mỗi hành trình đạp xe của mình. Nên trang bị thêm bình nước gắn theo xe để bổ sung nước kịp thời cho cơ thể.

XEM THÊM: Học bí quyết giảm cân hiệu quả bằng cách đi xe đạp thể thao

Tin liên quan

Sản phẩm chính hãng
Chúng tôi cam kết 100% sản phẩm là hàng chính hãng, chất lượng cao
Bảo hành chuyên nghiệp
Dịch vụ bảo hành chuyên nghiệp, tận tình và chu đáo cho khách hàng
Giá tốt nhất tại Việt Nam
Tự tin là nhà cung cấp xe đạp trẻ em với giá cả tốt nhất tại Việt Nam
Hotline tư vấn: 0909.62.1982
Showroom Hà Nội 1: Ngã tư Nguyễn Trãi-Nguyễn Xiển, Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội
Showroom Hà Nội 2: Cầu Đông Trù, H.Đông Anh, TP.Hà Nội
Showroom Hà Nội 3: Ngã ba vào KĐT Xa La, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội
Showroom Hà Nội 4: Ngõ 10 Tây Mỗ, P.Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội (Gần Vinhomes Smartcity)
Showroom Quảng Ninh: Khu 8 TT Trới, Hoành Bồ, Quảng Ninh
Showroom TP.HCM 1: Bờ Bao Tân Thắng, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TP.HCM
VPGD dự án, bán buôn: Tầng 15, Tòa nhà Sông Đà, Q.Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội