| | | |
Thường lúc đi xe, người điều khiển xe thường mắc những lỗi có thể gây mất an toàn cho người sử dụng xe đạp thể thao. Dưới đây là tổng hợp những điều cấm kỵ khi đi xe đạp, hy vọng có thể giúp mọi người một vài kiến thức cơ bản khi sử dụng xe đạp an toàn hơn.
Khi xuống dốc, tốc độ xe đạp thể thao tăng cao, nếu đột ngột làm cho áp lực phanh quá lớn sẽ dễ gây ngã xe, vì vậy nên thắng lại từ từ. Bạn có thể cầm sai vị trí tay cầm phanh hoặc thói quen cá nhân thay đổi. Trước khi bạn bắt đầu đi thì hãy đến thợ sửa để kiểm tra kỹ lưỡng độ nhạy, chính xác của phanh và độ hao mòn của bánh xe để đảm bảo an toàn nhất cho bản thân.
Nếu không phải đoạn dốc quá cao hoặc cần chạy nước rút thì người đi xe đạp không nên đứng lên để đạp. Tư thế đứng này sẽ dẫn đến tốn rất nhiều sức, mất trọng tâm, mất kiểm soát và bánh xe ở đằng sau rất dễ bị trượt. Tốt hơn hết khi lên dốc, bạn rướn người về phía trước, để cơ thể hướng lên trên tác động vào trọng tâm, chuyển động xe đạp xe nhẹ nhàng hơn.
Lúc xuống dốc, trọng tâm của toàn cơ thể sẽ bị lực hấp dẫn di chuyển lại, cơ thể hạ bớt xuống, đùi áp vào yên. Cần kiểm soát tốc độ, khi phanh cần phanh từ từ để tránh đứt phanh.
Lúc ôm cua thì xe sẽ bị nghiêng, lúc đó chân của bạn nên co lên trên xe hoặc chân giữ trên bàn đạp để không bị chạm đất. Trước khi vào khúc cua nên giảm tốc độ lúc đó, nếu phanh gấp sẽ dễ gây nguy hiểm.
Thực sự trên vỉa hè có khá nhiều sự cố nhỏ lớn, ví dụ như ổ gà, người vượt tốc độ, … Nếu không né được, hãy kéo phanh, dùng sức của bàn đạp để nhảy khỏi xe đạp.
Khi tham gia đạp xe cùng với một nhóm người đông đúc, điều thông minh nhất chúng ta cần làm là duy trì một khoảng cách an toàn giữa các xe với nhau, tránh tình trạng kéo đẩy vì dễ bị té xe, không an toàn. Ở đường dài, người đi trước giảm gió cho người đi phía sau, vì vậy, để tránh phân tâm trên suốt chặng đường đi thì người cầm lái nên giữ khoảng cách an toàn nhất định với cả đoàn xe đạp ở sau.
Để đi xe đạp an toàn, bạn cần có kỹ thuật đi xe đạp thể thao chắc chắn, tránh tình trạng mất kiểm soát tay lái. Ở phần sau sẽ tiếp tục đề cập đến những điều cấm kỵ còn lại khi đi xe đạp. Chúc các bạn có những chuyến đi hoàn hảo trên khắp nẻo đường Việt Nam.
Những người có thể trạng yếu, dễ mắc bệnh tật hoặc đang mắc các bệnh như: thiếu máu, tim mạch hoặc huyết áp cao, hen suyễn… không nên đi xe đạp thường xuyên. Hoạt động mạnh dẫn đến mệt mỏi sẽ khiến tim mạch đập nhanh, khiến huyết áp tăng cao… dễ xảy ra những hiện tượng chóng mặt, buồn nôn,… gây nguy hiểm cho những người mắc các bệnh trên.
Cũng giống như những quy định trong luật an toàn giao thông dành cho các phương tiện khác, khi đi xe đạp các bạn không nên đeo tai nghe. Âm nhạc hoặc đoạn hội thoại sẽ khiến bạn phân tâm khi điều khiển xe, dẫn đến việc không thể kiểm soát được tốc độ xe đạp thể thao trong các tình huống bất ngờ từ đó gây ra tai nạn ngoài ý muốn.
Khi chiếc xe đạp thể thao yêu quý của bạn chẳng may gặp các sự cố như: đứt phanh, bị xịt lốp hay cổ xe cứng… thì đừng nên cố gắng đem nó tham gia giao thông nhé. Những sự cố của xe, dù nhỏ, cũng có thể khiến bạn gặp những tai nạn ngoài ý muốn khi bạn không thể kiểm soát chiếc xe hoàn toàn trong những trường hợp bất ngờ.
Những chiếc xe đạp thông thường rất ít khi được trang bị đèn chiếu sáng. Chính vì thế mà chúng ta không nên đi xe đạp ra ngoài vào ban đêm. Ngoài sự nguy hiểm đến từ các phương tiện giao thông khác, việc không nhận biết được các vạch chắn phản quang và bị chói mắt đột ngột cũng có thể khiến những người đi xe đạp gặp nguy hiểm vào ban đêm.
Khi gặp ngày thời tiết trở xấu như bão hay tuyết rơi dày,… thì các phương tiện kín như ô tô hay tàu điện,… phù hợp với bạn hơn là xe đạp. Đi xe trong thời tiết xấu khiến bạn không thể điều khiển chiếc xe hoàn toàn, dễ gây ra tai nạ cho bản thân và những nguời tham gia giao thông khác.
Trên đây là những trường hợp mà bạn không nên sử dụng xe đạp. Hãy kiên trì tập luyện và nâng cao kĩ thuật xe đạp thể thao để có một sức khỏe tốt và góp phần bảo vệ môi trường trong lành nhé.