| | | |
Đi xe đạp đang là xu hướng được rất nhiều người sử dụng, vừa phục vụ nhu cầu đi lại, vừa là công cụ để rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, có rất nhiều người gặp tình trạng đạp xe bị đau lưng hoặc đau mông dẫn đến việc sợ đi xe đạp. Hãy cùng chúng tôi đi tìm nguyên nhân dẫn đến việc đau lưng này, đồng thời tìm cách để khắc phục, hạn chế sự việc này xảy ra khi sử dụng xe đạp.
Đạp xe bị đau lưng và đau mông nguyên nhân lớn nhất cần phải nói đến chính là tư thế sử dụng xe đạp không chính xác. Việc đạp xe đúng cách, đúng tư thế ảnh hưởng rất nhiều bởi chiều cao của yên xe, kích thước của khung xe và kích cỡ của tay lái. Cơ thể bạn sẽ phải chịu nhiều áp lực nếu tư thế ngồi đạp xe của bạn không đúng, đặc biệt là ở phần lưng và mông.
Chiều dài ghi đông, độ nghiêng của yên xe cũng là một tác nhân gây ra đau lưng và đau mông nếu không được khắc phục sớm và sử dụng lâu dài sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng cho người dùng.
Cơ liên sườn, cơ lưng và vùng lưng dưới, cơ bụng là các nhóm cơ chính trên cơ thể con người chịu tác động nhiều nhất khi bạn đạp xe. Chính vì vậy, nếu các nhóm cơ này yếu thì việc bạn bị đau lưng và mông khi đạp xe là không thể tránh khỏi.
Với những người có phần cơ mông không dẻo dai thì sẽ thường xuyên gặp hiện tượng căng cơ, khi đạp xe sẽ làm vùng xương chậu tăng chuyển động gây ra tình trạng đau mỏi lưng. Sự kém linh hoạt của cơ mông cũng có thể gây ra các vấn đề khác, chẳng hạn như hội chứng bó đờm và đau đầu gối. Với những người sử dụng xe đạp thường xuyên thì đây cũng được coi là nguyên nhân căn bản làm đau lưng và đau mông.
Hạn chế thay đổi tư thế không có nghĩa là suốt quá trình di chuyển phải giữ nguyên một vị trí, bạn có thể thả lỏng cơ thể và thay đổi tư thế hợp lý để tránh bị mất sức và gây ra tình trạng căng cơ.
Khi đạp xe bạn nên giữ lưng thẳng và cố định trong quá trình di chuyển, kết hợp với việc phân bố lực đồng đều trên cả hai tay nhưng vẫn phải giữ đầu và ngực ở một vị trí.
Hãy di chuyển đầu của bạn lên và xuống một cách nhẹ trong suốt quá trình đạp xe để tránh bị đau lưng hoặc đau mông. Động tác này giúp cổ của bạn không bị cứng và hạn chế được sự căng cơ không đáng có.
Khi đạp xe đạp bạn nên cố gắng duy trì chân luôn ở góc vuông, điều này rất tốt cho vùng hông của bạn. Với tư thế chân vuông góc này, đùi của bạn song song với yên xe giúp bạn có nhiều sức để ấn pê-đan mạnh hơn, đẩy xe đi nhanh hơn.
Nếu đôi chân của bạn không được tập luyện thường xuyên để dẻo dai, khỏe mạnh thì rất dễ xảy ra hiện tượng đạp xe bị đau lưng. Do vậy bạn có thể rèn luyện sức khỏe của đôi chân bằng cách tập luyện các bài tập thể dục. Việc đạp xe đạp cũng giúp chân bạn khỏe mạnh hơn nhưng bạn hãy tập luyện bài bản và tập theo mức độ tăng dần hằng ngày để chân bạn kịp thích nghi nếu bạn đạp xe trong thời gian quá lâu hoặc quá sức sẽ dẫn đến đau gân và cơ bắp, điều này ảnh hưởng xấu đến cột sống và tăng nguy cơ bị đau lưng.
Giữ đôi chân luôn khỏe mạnh. Nguồn fb/CLB XĐBS
Ngoài việc tập luyện đôi chân thì bạn cũng cần chú ý đến việc tập luyện phần mông, tăng cường cơ mông sẽ giúp hạn chế đạp xe bị đau mông. Nằm trên sàn, lưng duỗi thẳng, đầu gối cong. Từ từ nâng lưng lên sao cho phần đùi và lưng song song với nhau. Sau đó bạn hãy giữ tư thế này trong 20 giây, nghỉ ngơi và lặp lại động tác này khoảng 3 – 4 lần.
Nếu bạn là người đam mê xe đạp thể thao thì cần phải lưu ý trong việc đạp xe là giữ cho hai cánh tay hơi cong, tư thế này cho phép các khớp cùng với cơ ở thân trên hấp thụ được những rung động và tác động của địa hình thay vì chúng sẽ tác động lên cột sống. Đừng quên mang găng tay chuyên dụng khi đạp xe.
Hy vọng với những người đam mê và thường xuyên sử dụng xe đạp thì bài viết này sẽ giúp các bạn hạn chế tình trạng đau lưng và đau mông. Các bạn hãy dành thời gian mát xa toàn thân sau mỗi buổi đạp xe để cơ thể nhanh chóng phục hồi, lấy lại sức khỏe và cải thiện lỗi sợ đạp xe bị đau lưng, đau mông. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ nó cho những người bạn cùng đam mê đạp xe giống bạn tham khảo nhé.
Xem thêm >> Mua xe đạp online - nhận xe tại nhà có an toàn?