| | | |
Chắc chắn, khi lang thang đâu đó trên Internet, rất nhiều lần bạn đã nhìn thấy hình ảnh một chiếc xe đạp bị nuốt chửng vào trong một cái cây. Đi kèm với đó là một truyền thuyết được rất nhiều người biết đến.
“Câu chuyện kể rằng vào những năm thế chiến thứ nhất 1914, có một chàng trai trước khi lên đường ra chiến trường đã khóa chiếc xe đạp yêu thích của mình vào một cái cây bên cạnh khu đầm lầy.
Sau này, chàng trai đã ra đi mãi mãi và cha mẹ của anh đã quyết định để chiếc xe đạp lại đó như một kỉ niệm nhớ về người con đã mất của họ.“
Nhưng nếu tinh ý, chúng ta sẽ phát hiện ra một vài điểm nghi vấn rất lớn trong câu chuyện này.
Theo lịch sử ghi nhận, Mỹ bắt đầu tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất vào năm 1917 chứ không phải 1914.
Và theo hình dáng, đây là chiếc xe dành một cậu bé 10 tuổi chứ không phải của một chàng trai đã trưởng thành.
Và chắc chắn sẽ không có bất kì một bậc làm cha làm mẹ nào lại đồng ý cho con trai của mình lên đường ra trận khi chỉ mới 10 tuổi.
Hơn nữa, kiểu dáng của chiếc xe đạp này không giống với những kiểu xe được sản xuất vào đầu thế kỉ 20. Vậy đâu là câu chuyện thật sự đằng sau cái cây xe đạp nổi tiếng ở thủ đô Washington, Mỹ?
Thật sự câu chuyện về “Cây xe đạp trên đảo Vashon” không diễn ra vào năm 1914, câu chuyện xảy ra vào những năm 1950.
Quả thật, chiếc xe này là loại xe được sản xuất phổ biến trong những năm 1950 và chủ nhân thật sự của chiếc xe là một cậu bé 8 tuổi tên Don Puz, theo ghi nhận của tờ Seattle Times.
Don Puz hiện là một phó cảnh sát trưởng đã nghỉ hưu ở quận King. Ông đang sống tại Kennewick và chính ông là người đã kể lại câu chuyện về chiếc xe trong thân cây này.
Puz sinh ra và lớn lên trên đảo Vashon. Ông sống ở đây đến năm 1992. Năm 1954, cha của ông qua đời cũng trong một vụ hỏa hoạn, để lại mẹ và 5 đứa con nhỏ.
Cảm thương cho hoàn cảnh gia đình ông, người dân trên đảo đã quyên góp nhiều vật dụng mang đến tặng gia đình để cả nhà sớm vượt qua khó khăn trước mắt.
Trong số những món đồ được tặng có một chiếc xe đạp dành riêng cho cậu bé Don. “Tôi không thích chiếc xe đạp này. Nó trông như một chiếc xe đạp ba bánh, nhưng lại chỉ có hai bánh. Lốp xe được làm từ cao su rất cứng và tay cầm thì nhỏ xíu“, ông nói.
Sau vụ hỏa hoạn, gia đình ông đã chuyển đến sống tại một vùng khác, gần một cái đầm lầy. Ông cho biết: “Chúng tôi rất thích chơi bắt nòng nọc ở đó. Chúng tôi lăn lộn trong bùn rồi lại bơi xuống hồ. Cuộc sống ở đó thật tuyệt.”
Vào giữa những năm 1950, Puz đã để quên chiếc xe đạp của mình bên trong khu đầm lầy và ông cũng không muốn mất công quay trở lại đó để lấy chiếc xe về. Vậy nên, ông đã quyết định tốt hơn hết là vẫn để nó ở nguyên chỗ cũ.
Sau đó, vào năm 1995, trong một lần trở lại thăm chị gái – người vẫn đang sống trên đảo này.
Puz đã được chị mình dẫn đi tham quan xung quanh đảo và khi đến khu đầm lầy, câu đầu tiên ông thốt lên chính là: “Đó là chiếc xe đạp của tôi.”
Mặc dù vậy, ông cho biết rằng đến thời điểm hiện tại ông vẫn không thể nào thích nổi chiếc xe đạp của mình.
“Tôi nghĩ chiếc xe đạp đã không còn thuộc quyền sở hữu của tôi nữa. Tôi đã ném nó đi trong suốt một khoảng thời gian dài và giờ đây nó thuộc về cây cối“, Puz nói.
Ngày nay, cây xe đạp đã trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch ở Wasshington DC và là mục tiêu cho những tay săn ảnh – những người muốn có những bức ảnh kỉ niệm cực “chất” cho riêng mình.
Người dân địa phương đang cố gắng tìm kiếm những bộ phận đã bị đánh cắp trên chiếc xe để lắp vào nhưng đây là một việc làm vô cùng khó khăn vì hiện tại hầu như loại xe này đã không còn được sản xuất nữa.
Vậy làm thế nào mà một chiếc xe đạp lại có thể bị “nuốt chửng” vào trong thân cây?
Trả lời câu hỏi này, giáo sư Elizabeth Van Volkenburgh thuộc Khoa sinh học của Đại học Washington cho biết:
“Chiếc xe quá nặng so với sức chịu đựng của một cây non. Áp lực đè nặng trong thời gian dài, đã làm chiếc xe ngày càng lún sâu vào thân cây và khi cây lớn.
Nó trông như thể có ai đó đã cố tình mang chiếc xe để treo lên thân cây vậy”.
Nguồn: Sưu tầm
Website: https://www.xedaphocsinh.vn/